Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

CÁCH CHỮA BỆNH Á SỪNG ?


Theo đó, các cơ sở y tế tiến hành điều trị tùy theo mức độ, nhẹ thì dùng thuốc chống viêm, thuốc mỡ, kem làm mềm dịu da, các loại vitamin E và chế độ dinh dưỡng tốt...; nếu nặng thì phải tiến hành điều trị tổn thương gan nặng, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, kháng sinh diệt khuẩn, tiến hành các xét nghiệm liên quan đến máu, gan, thận, ký sinh trùng sốt rét, cho thở máy, điều chỉnh cân bằng nước, điện giải...
Hình ảnh bệnh á sừng


.Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy,


Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng. Á sừng có thể gặp trong nhiều bệnh ngoài da, và là bệnh điển hình ở lòng bàn tay, chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón.


Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn.


Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy đại đa số các em mắc bệnh đều là ăn ít rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.




Phía người bệnh cần thực hiện một số điều như sau:

- Tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải..., làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng.

- Không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ. Lớp sừng vốn đã bở nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công.

- Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ.

- Mùa đông nên đi tất đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ.



- Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu. Ngay từ bé, cần tập cho trẻ thói quen thích ăn rau quả thay vì bim bim, kẹo cao su..


Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

BỆNH Á SỪNG CHỮA BẰNG THUỐC GIA TRUYỀN ?


Tình trạng á sừng là danh từ trước đây được dùng để chỉ các bệnh khô da, nứt da, bong da ở bàn tay, bàn chân tiến triển dai dẳng kéo dài.

http://benhasungvathuocchua.blogspot.com/2013/04/bai-thuoc-gia-truyen-ac-tri-benh-sung.html
Bệnh á sừng ở tay :
Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ này không được dùng để chẩn đoán bệnh. Đây có thể là một trong các biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa, một bệnh da khá phổ biến, biểu hiện thương tổn ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể và ở một số người thì biểu hiện rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Ngoài ra cũng có thể là tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng hay kích ứng ở bàn tay với các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh... Nếu là biểu hiện của viêm da cơ địa thì các yếu tố gây dị ứng hay kích ứng cũng thường là tác nhân gây khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Về lâm sàng bệnh thường biểu hiện với hình ảnh bệnh chàm ở da đầu ngón chân, tay, gót chân. Thương tổn bắt đầu là nền da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân ranh giới không rõ ràng. Các dát đỏ có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân. Vào mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. Vào mùa đông khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy rửa, các loại xăng dầu, hóa chất... thì bệnh càng nặng thêm. Thương tổn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp. Tùy từng trường hợp, bệnh có thể chỉ gặp ở bàn tay hoặc bàn chân nhưng cũng có thể biểu hiện cùng lúc ở cả hai nơi.
Về nguyên nhân của bệnh cho đến nay chưa thật rõ ràng. Với các trường hợp viêm da cơ địa, bệnh được cho là có yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Các yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn là tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, các loại hóa chất, đất, nước bẩn, khói thuốc... Với các trường hợp viêm da tiếp xúc chủ yếu là các trường hợp viêm da trong công nghiệp. Bệnh thường gặp ở nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp,...
Bệnh tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh sẽ dần dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng thêm.
Để được điều trị tốt nhất người bệnh nên đến chuyên khoa da liễu khám để được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc da và dùng thuốc. Các phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm như Gentrizone, Fucicort...
Bên cạnh đó lưu ý các biện pháp hạn chế sự khởi phát hoặc bệnh nặng hơn như:
- Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì trà xát mạnh càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn.
- Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu... Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối... Nếu nhất thiết phải làm công việc này, nên mang găng tay bảo vệ. Tuy nhiên, lưu ý: găng tay bằng nhựa dẻo sẽ ít gây phản ứng dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian dài nhất là khi ra mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm.
- Luôn giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay. 
- Cắt ngắn móng tay, chân và giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích nổi nhiều thương tổn hơn, dễ gây nhiễm trùng.
- Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà... 
- Thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất.
- Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... Thực tế cho thấy đại đa số người bệnh đều là người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng .

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

BỆNH Á SỪNG CỐ LÂY KHÔNG ?

Tại cuộc họp báo chiều 14/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết từ kết quả lâm sàng và điều tra dịch tễ, kết luận của các Hội đồng khoa học trong và ngoài nước đều có chung nhận định đến nay không tìm thấy bằng chứng bệnh viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân lây từ người sang người.
BỆNH Á SỪNG CỐ LÂY KHÔNG ?
Bệnh á sừng ở lưng

Theo đó, lý do đưa ra nhận định này là không thấy các yếu tố chứng tỏ là bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn) vì không có hội chứng nhiễm trùng. 

Kết quả xét nghiệm xác định các mẫu máu của bệnh nhân bị bệnh tại Trường đại học Nagasaki (Nhật Bản) bằng kỹ thuật Pyro - sequencing, sau khi so sánh với ngân hàng gen trên 240 loài virus, vi khuẩn, cũng không phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; đồng thời không thấy bằng chứng về các mối nguy cơ do vi khuẩn, virus từ các mẫu xét nghiệm đất, nước, lương thực thực phẩm tại đây, cũng như không khí và nguồn nước. 

Ngoài ra, không phát hiện thấy hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm họ carbamate, chlor hữu cơ, phosphor hữu cơ tổng hợp tại các mẫu đất, nước, gạo. Đối với các kim loại nặng bao gồm arsen, chì, thủy ngân, cadimi, đồng và một số kim loại khác, đều ở mức giới hạn cho phép. 

Tuy nhiên, các kết quả xét nghiệm đã phát hiện có nhiều cá thể ve, mò mạt, bọ chét trong môi trường và vật nuôi. Đặc biệt có nhiều loại nấm mốc và chất Aflatoxin trong các mẫu lúa ủ, gạo ủ đã xét nghiệm (Aflatoxin được y văn nói tới là tác nhân gây tổn thương gan, ung thư gan).

Trước thực trạng trên, ngành y tế phối hợp với các bộ, ngành và các nhà khoa học trong, ngoài nước, đặc biệt là chính quyền địa phương, tiếp tục triển khai các biện pháp can thiệp để giảm số người mắc và chết vì căn bệnh này. Trước mắt, việc giảm các trường hợp mắc sẽ chậm, do tác nhân gây bệnh đã nhiễm rộng trong cộng đồng dân cư. 

Tuy nhiên, với các biện pháp, giải pháp tích cực như điều chỉnh phác đồ điều trị, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, đặc biệt là từng người dân cùng với chế độ dinh dưỡng, ý thức vệ sinh đang từng bước được cải thiện, hy vọng trong thời gian sớm nhất sẽ từng bước loại trừ và giảm số người mắc mới, cũng như hạn chế các ca bệnh nặng và không có người tử vong.

Từ đầu năm đến nay, tại tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận 115 trường hợp mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại ba xã là Ba Điền, Ba Ngạc và Ba Tô. Trong đó có 34 trường hợp bị lại và đã có 10 trường hợp tử vong, đều tập trung tại xã Ba Điền. Hiện còn 33 trường hợp đang được chăm sóc, điều trị tại cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tất cả các bệnh nhân mắc bệnh viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân ở huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đều là người H're và hầu hết trên cơ địa người bệnh có tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu một số vi chất, thiếu máu là phổ biến, có chỉ số men gan tăng cao.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng với 35 các chuyên gia đầu ngành về thực địa điều tra, định hướng các nhóm căn nguyên liên quan đến hội chứng và phân tích nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm hiện đại của Việt Nam và quốc tế. 

Bộ cũng đã ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại Quảng Ngãi" mới, điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của bệnh.

Sáng cùng ngày, Bộ Y tế đã cấp một xe cứu thương cho Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ, một máy lọc máu và máy xét nghiệm sinh hóa cho Sở Y tế Quảng Ngãi.

Hiện toàn bộ 386 gia đình trong xã Ba Điền và môi trường xung quanh đã được phun thuốc khử trùng. Sở Y tế tỉnh cũng đã tiến hành tẩm màn, phát toàn bộ màn mới và chiếu cho người dân tại xã; cấp phát cơ số thuốc nâng cao thể trạng, tẩy giun sán cho toàn bộ người dân trên địa bàn; đồng thời tăng cường các biện pháp giáo dục người dân, tập huấn chuyên môn để nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh tại cộng đồng; hỗ trợ chi trả phí khám, điều trị bệnh; vận động người dân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế; tuyên truyền, vận động nhằm ổn định tư tưởng của người dân. 

Đặc biệt, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã cấp phát gạo cho đồng bào... Với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, nhất định trong thời gian tới, số người tử vong và mắc bệnh sẽ giảm nhanh nhất./

BỆNH Á SỪNG LÀ GÌ?

Các bác sĩ cho cháu hỏi : cháu bị nứt nẻ các đầu ngón tay, da mỏng dần, vào mùa đông có thể bị bật máu, rất đau a.cháu đi khám nhiều nơi, họ bảo cháu bị bệnh á sừng nhưng chau đã dùng rất nhiều loại thuốc rồi mà ko khỏi .một người mách cháu bôi thuốc Diprosalic 15g (nguoi do da boi va khoi). chau đã bôi thử sau 1 ngày thi thấy da đầu ngón tay bị tróc hết ra, da mỏng dần và rất đau ạ .cháu không biết có nên dung thuốc này nữa ko .cháu rất mong nhận được lời khuyên từ các bác sĩ cháu rất buồn vì nghe nói bênh này ko thể chữa khỏi .cháu chân thành cảm ơn các bác sĩ .

BỆNH Á SỪNG LÀ GÌ?
Bệnh á sừng ở trẻ em

(thu hường)