Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

BỆNH Á SỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH Á SỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
BỆNH Á SỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Vảy nến và á sừng là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Em hãy cùng AloBacsi tìm hiểu một chút về 2 bệnh này, em nhé!
Vảy nến biểu hiện trên da là các mảng đỏ khi đè lên thì màu đỏ này biến mất, có ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh và đóng vảy trắng đục, kích thước từ vài cm đến hàng chục cm (gọi là vảy nến mảng) hoặc chỉ là các thương tổn màu đỏ, khá đồng đều, hơi gồ lên mặt da kích thước chừng vài mm (gọi là vảy nến giọt), nếu bệnh nặng sẽ lan rộng toàn thân (gọi là vảy nến toàn thân).
Khi cào, gãi thì vảy bị rớt ra một cách dễ dàng giống như sáp đèn cầy nên có tên gọi là vảy nến. Các thương tổn này phân bổ một cách đối xứng ở rìa chân tóc, da đầu (trông giống như gàu), khuỷu tay, đầu gối, vùng xương cụt, bộ phận sinh dục hoặc các nếp gấp.
Bệnh không đau, có thể gây ngứa ít hay nhiều. Trường hợp nặng có thể gây sốt, sưng, đau và biến dạng các khớp làm giới hạn vận động, hay có thể làm cho đỏ da toàn thân không hồi phục.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến là do bất thường miễn dịch. Ngoài ra, yếu tố di truyền, căng thẳng, các chấn thương tâm lý, thuốc, nhiễm liên cầu trùng, nhiễm siêu vi... cũng ảnh hưởng trên sự khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm.
Á sừng là bệnh ngoài da khá phổ biến với biểu hiện thường gặp là: các đầu ngón tay, chân, gót chân khô ráp, tróc da, nứt nẻ ở rìa do lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng (gọi là sừng non).
Vào mùa nóng, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa lạnh, tình trạng nứt nẻ tăng lên làm vùng da tổn thương dễ bị nức toác ra, chảy máu.
Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng không cân đối, thiếu vitamin, nhất là A, C, D, E… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
Về việc điều trị thì á sừng là viêm da do cơ địa dị ứng, có thể tự khỏi khi có sự thay đổi nội tiết như đến tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh… Phương pháp điều trị hiện nay là bôi tại chỗ vùng da tổn thương bằng các thuốc tạo sừng và sử dụng kết hợp với thuốc bôi kháng sinh hay chống nấm nếu bị nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin.
Còn đối với vảy nến là bệnh do bất thường miễn dịch, hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn.
Các thuốc ức chế sự hình thành quá trình miễn dịch, ức chế sự tân sinh và thuốc chứa chất vitamine A acide là các thuốc đặc trị, được dùng cho trường hợp vảy nến kháng trị hoặc vảy nến mủ, cho kết quả điều trị khá tốt nhưng có nhiều tác dụng phụ và rất đắt tiền.
Việc trị liệu chỉ nhằm mục đích giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp thuyên giảm các biểu hiện ngoài da, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó chữa như tổn thương khớp, vảy nến mủ hoặc bệnh đỏ da toàn thân. 
ĐỌC THÊM:
CÁCH CHỮA BỆNH Á SỪNG TỐT NHẤT 

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

Vảy nến da đầu là một căn bệnh mãn tính, cần phải điều trị kịp thời, tránh loang rộng xuống người, mặt… Các thầy thuốc Bảo Thanh Đường sẽ có hướng dẫn cho người bệnh thật cụ thể, tỉ mỷ cách dung thuốc, cách gội đầu… Bên cạnh đó người bệnh cần kiêng thức ăn như: rượu, hải sản hoặc phải tránh dùng xà phòng gội đầu.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA
Bệnh á sừng, vảy nến da đầu
Khi dùng thuốc của Bảo Thanh Đường, chỉ cần rẽ tóc bôi thuốc vào sát chân tóc (riêng bệnh vẩy nến á sừng da đầu có rất nhiều lớp vẩy, vì vậy người bệnh phải bôi loại thuốc nước của Bảo Thanh Đường, bôi đi bôi lại cho ngấm vào từng lớp vẩy, để thuốc ngấm sâu vào phần bệnh để triệt bệnh tận gốc).
Sau đó phủ lên một lớp mỡ để dưỡng tóc, làm cho các lớp sừng hóa da đầu được mềm dần ra. Bênh cạnh đó việc uống thuốc là rất cần thiết để chặn đứng các ổ bệnh, không còn cơ hội phát sinh, giúp cho người bệnh khỏi hẳn, không tái phát.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA
Bệnh vảy nến á sừng ở tay
Để phục vụ người bệnh một cách tốt nhất bằng nguồn Đông dược được sử dụng và chọn lọc, nhà thuốc đã ươm trồng dược liệu trên những quả đồi vùng rừng núi phía Bắc. Tại đây khi thu hoạch và làm sạch dược liệu, phơi, sấy, sao tẩm theo công thức gia truyền, nhà thuốc có nguồn cung cấp dược liệu ổn định, đúng quy chuẩn chất lượng.
Ngoài ra một số vị thuốc bí truyền bắt buộc các lương y phải lặn lội hàng ngày đường ở các bản làng heo hút, tìm kiếm các vị thuốc chưng cất để bào chế ra những lọ thuốc bôi, thang thuốc gia truyền có công dụng tuyệt vời, ngoài việc triệt hẳn các bệnh ngoài da mãn tính còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mát gan, làm cho làn da đẹp đẽ mịn màn, tươi trẻ.
ĐỌC THÊM:
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH Á SỪNG 

CHỮA BỆNH Á SỪNG BẰNG QUẢ SUNG

Sung thuộc họ dâu tằm (Moraceae), còn có tên là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả... Quả sung vị ngọt, tính bình, là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh, cách làm đơn giản.

CHỮA BỆNH Á SỪNG BẰNG QUẢ SUNG
CHỮA BỆNH Á SỪNG BẰNG QUẢ SUNG
Viêm họng:
- Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một ít bột này thổi vào họng.
- Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50-100g gọt bỏ vỏ, nấu với 50-100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.
Hen phế quản: Sung tươi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.
Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-9g với nước ấm.
Tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
Kiết lỵ: Sung vài quả (nhiều, ít tùy theo tuổi), sắc kỹ lấy nước, chế thêm một chút đường rồi uống. Nếu không có quả sung thì có thể dùng lá sung tươi sắc uống.
Táo bón:
- Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày.
- Sung chín ăn mỗi ngày 3-5 quả.
- Sung tươi 10 quả rửa sạch, bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
Trĩ xuất huyết, sa trực tràng:
- Sung tươi 10 quả đem hầm với một đoạn ruột già lợn cho nhừ rồi ăn.
- Sung tươi 6g, rễ thị 9g, sắc uống. Nếu không có quả, có thể dùng lá sung sắc lấy nước xông ngâm tại chỗ chừng 30 phút.
Sa đì: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.
Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa dùng rất tốt cho sản phụ sau sinh bị suy nhược, sữa không có hoặc có rất ít.
Viêm khớp: 
- Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. 
- Sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.
Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt, bắp chuối và sưng vú. Cách làm: Rửa sạch vùng tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để không phải bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.
Chữa đau đầu: Phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc dùng 5ml nhựa sung hòa trong nước đun sôi để nguội, uống trước khi đi ngủ.
ĐỌC THÊM:
NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH Á SỪNG BẰNG CÂY CỎ 

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

BỆNH Á SỪNG VÀ THUỐC CHỮA TRỊ

Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng. Bệnh không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày. Được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng nề hơn.
Biểu hiện bệnh á sừng
Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy.
Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn.
Nguyên nhân bệnh á sừng
Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy, đại đa số bị mắc bệnh đều do ăn ít rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
Đây là bệnh viêm nhiễm mạn tính, khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết có thể tự khỏi như đến tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh...
BỆNH Á SỪNG VÀ THUỐC CHỮA TRỊ
á sừng ở lòng bàn chân
Điều trị bệnh á sừng
Phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval. Cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin.
Để bệnh không tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần thực hiện một số điều như sau:
- Tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải... làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng.
- Không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ. Lớp sừng vốn đã bở nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công. Sau khi rửa chân tay, cần dùng khăn lau khô, nhất là các kẽ tay, kẽ chân. Nếu tiếp xúc với nước nhiều càng tạo thuận lợi để lớp sừng bong vảy. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối… bằng cách đeo găng tay. Nếu lớp mỡ bám nhiều vào da càng khiến lớp sừng trở nên thô ráp, bong vảy.
- Không ngâm chân tay với nước muối vì nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào ra làm da càng khô và nứt sẽ rộng và sâu hơn.
- Thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nickel và đồ thuộc da như giầy dép da.
- Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ. Không dùng găng tay cao su mà dùng găng latex.
- Mùa đông nên đi tất, đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ. Không đi tất nilon mà đi tất cotton.
- Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu.
- Nếu duy trì được thuốc giữ ẩm thường xuyên thì tổn thương sẽ nhanh hồi phục.
Nếu mắc bệnh, bệnh nhân nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh và hướng dẫn cụ thể hơn. Không nên tự ý sử dụng thuốc, chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc điều trị bệnh da liễu có nhiều tác dụng phụ, dùng không đúng sẽ lợi bất cập hại. Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý phòng tránh và tăng cường các thức ăn bổ dưỡng cho da.
ĐỌC THÊM:
THUỐC CHỮA BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ NHẤT 

CHỮA TRỊ BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ

CHỮA TRỊ BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ
CHỮA TRỊ BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ
Tôi gặp anh Nguyễn Đức Thành (Ba Đình, Hà Nội) rất tình cờ tại trung tâm nghiên cứu và ứng dụng đông y việt nam vào một buổi chiều tà, anh vui vẻ tâm sự về căn bệnh á sừng. Anh bảo căn bệnh đã “bám riết” đôi tay anh gần 5 năm nay dù anh đã chữa rất nhiều loại thuốc nhưng không đỡ, cuối cùng nhờ có thuốc ở đây anh đã khỏi hẳn mấy năm nay. 
Anh Thành tâm sự, trước đây anh làm nghề bán hàng ăn nhưng đôi bàn tay anh bỗng nhiên “trở chứng” với các đám da đỏ dày khô, nứt bẻ bong vảy, chảy máu và đau. “Bàn tay trông rất khủng khiếp khiến tôi mất tự tin, khó chịu. Là người bán hàng ăn, bản thân tôi còn không dám nhìn bàn tay mình làm sao khách hàng có thể ăn món ăn do tay mình chế biến, nên tôi đành phải nghỉ bán hàng”, anh Thành chia sẻ. Để chữa cho đôi bàn tay trở nên lành lặn, trong 5 năm anh đi khắp nơi tìm thầy tìm thuốc. Hễ ở đâu chỉ thuốc hay anh đều mua dùng thử nhưng kết quả bệnh vẫn không thuyên giảm, thậm chí ngày càng nặng hơn.
Một hôm, có người bạn mách đến trung tâm chuyên chữa bệnh ngoài da, anh đã rất phân vân, bởi dù nghe tiếng nhà thuốc từ lâu nhưng căn bệnh của anh chữa 5 năm chưa đỡ liệu giờ có đỡ được không. Nhưng khi đến anh bất ngờ vì thái độ cũng như thuốc ở nơi đây. Các thầy thuốc đã tư vấn và khám miễn phí cho anh với thái độ rất chu đáo, thân mật và xem bệnh rất tỉ mỉ. Thuốc để chữa bệnh này bao gồm có thuốc sắc uống, thuốc mỡ bôi và thuốc nước. Qua lời giải thích cặn kẽ của các thầy thuốc đã giúp anh an tâm chữa bệnh như: Các thuốc chữa bệnh ngoài da của nhà thuốc Phúc Thanh Đường đều được sản xuất từ các vị thuốc già trồng lâu năm trong rừng. Khi đưa về được chế biến rửa sạch và bào chế thủ công mà không hề sử dụng bất kỳ phụ gia hóa chất nào. Với thuốc nước và thuốc mỡ được thầy thuốc chiết xuất từ nước của các vị thuốc mà nên. Không chỉ chữa bệnh á sừng của anh, nhiều loại bệnh ngoài da như trứng cá, eczema, chàm, nấm, nấm tóc, viêm da, bạch biến, hôi nách, tổ đĩa… cũng được chữa khỏi. 
 Sau hai tháng chữa bệnh, căn bệnh á sừng ở tay anh Thành đã dần dần khỏi hẳn. Da tay mềm dần ra và có mồ hôi tay, không còn các vết đỏ rướm máu mà thay vào đó là các lớp da mỏng hồng, vân tay dần dần lộ rõ. “Tôi thấy tự tin hẳn với bàn tay, đã 3 năm nay bệnh không hề bị lại. Đặc biệt, không chỉ có thuốc tốt hiệu nghiệm chữa khỏi bệnh mà giá thuốc cũng khiến chúng tôi yên tâm. Giá thuốc rất bình dân, phù hợp với người lao động. Đó là lý do vì sao nhà thuốc được truyền qua nhiều thế hệ này ngày càng được người dân tin tưởng tìm đến chữa bệnh!”, anh Thành vui vẻ chia sẻ. 
ĐỌC THÊM:
TỰ CHỮA BỆNH Á SỪNG BẰNG LOẠI CỎ DẠI