Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

BỆNH VẨY NẾN CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG

Vẩy Nến (Psoriasis) là một bệnh ngoài da mãn tính, hay tái phát. Đặc điểm của bệnh là có những vẩy khô mầu bạc hồng, rất ngứa, tụ gọn với nhau. Vẩy lớn nhỏ khác nhau thường có trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu và các bộ phận khác trong cơ thể.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được biết rõ. Một giải thích cho rằng hệ miễn dịch của cơ thể phát ra một tín hiệu khiến tế bào da tăng trưởng quá nhanh mà sinh ra bệnh. Cũng có giải thích bệnh do gene di truyền và nhiều người rong một gia đình có thể cùng bị bệnh.

Một số yếu tố có thể làm bệnh phát ra là: xúc động tâm lý mạnh; chấn thương liên tục trên da; nhiễm độc da và tác dụng của một vài dược phẩm. Bệnh có bất cứ ở tuổi nào nhưng thường là từ 2 tuổi tới 40 tuổi. Người da trắng thường mắc bệnh hơn người da mầu.

Triệu chứng

Bệnh thường xuất hiện từ từ. Đặc biệt của bệnh là xuất hiện một thời gian rồi thuyên giảm, sau đó tái phát, nhất là khi có chấn thương da, cháy nắng, viêm, dị ứng thuốc.

Vẩy bệnh thường có trên da đầu, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị bệnh. Đôi khi bệnh lan khắp cơ thể.

Vết da đặc biệt nhất thường có cạnh rất rõ rệt, rất ngứa, hình bầu dục hoặc tròn với mầu hồng phủ trên với các vẩy mầu bạc, dầy, đục. Khi vết thương lành, nó không để lại sẹo và ở trên đầu, tóc vẫn mọc như thường. Trong 60% các trường hợp, móng tay móng chân cũng bị bệnh: móng chẻ, mất mầu dầy cộm nom như bị bệnh nấm.

Định bệnh

Bệnh chẩn đoán dễ dàng nhờ hình thù, mầu sắc của vẩy trên da cũng như sau khi làm sinh thiết tế bào da.

Tiên lượng

Vẩy nến là bệnh không lây lan. Ngoại trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc, chứ bệnh vẩy nến thường không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng quát. Nếu có chỉ một chút ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền vì da chẳng giống ai.

Bệnh nhẹ khi chỉ có dưới 2% da bị ảnh hưởng; trung bình khi có từ 3 đến 10% da bệnh và nặng khi trên 10% da có vẩy Tế bào ở các vẩy tăng sinh rất mau, chưa kịp rụng đã ra lớp khác nên các vầy chùm đè lên nhau. Bệnh gây khó chịu nhất khi xuất hiện ở da đầu, bìu dái, bàn tay, bàn chân và móng tay.

Điều trị
Trị liệu hiệu quả nhất là dùng thuốc bôi có Corticosteroid, Gudron, tia cực tím hoặc tắm nắng với thể vẩy nến khu trú.

Đối với bệnh vẩy nến toàn thân ta cần dung hòa trị liệu hệ thống, đặc biệt là Methotrexat. Ngoài ra, một hình thức hóa trị liệu mới là dùng Methosalen uống kết hợp với một nguồn ánh sáng từ ngoài có cường độ cao và bước sóng dài, người ta gọi là PUVA trị liệu.

Theo tôi bạn nên khám chuyên khoa da liễu để chẩn đoán chắc chắn và các bác sỹ kê đơn thuốc điều trị cho bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét